Trong bài mở đầu này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số khái niệm và đặc tính của CSS, mà chúng ta cần chú ý trong suốt quá trình làm việc với CSS

I. CSS là gì

CSS (Cascading Style Sheets) được hiểu một cách đơn giản đó là cách mà chúng ta thêm các kiểu hiển thị (font chữ, kích thước, màu sắc...) cho một tài liệu Web

II. Một số đặc tính cơ bản của CSS

  1. CSS quy định cách hiển thị của các thẻ HTML bằng cách quy định các thuộc tính của các thẻ đó (font chữ, màu sắc). Để cho thuận tiện bạn có thể đặt toàn bộ các thuộc tính của thẻ vào trong một file riêng có phần mở rộng là ".css"

    CSS nó phá vỡ giới hạn trong thiết kế Web, bởi chỉ cần một file CSS có thể cho phép bạn quản lí định dạng và layout trên nhiều trang khác nhau. Các nhà phát triển Web có thể định nghĩa sẵn thuộc tính của một số thẻ HTML nào đó và sau đó nó có thể dùng lại trên nhiều trang khác.

  2. Có thể khai báo CSS bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể đặt đoạn CSS của bạn phía trong thẻ <_head>...<_/head>, hoặc ghi nó ra file riêng với phần mở rộng ".css", ngoài ra bạn còn có thể đặt chúng trong từng thẻ HTML riêng biệt

    Tuy nhiên tùy từng cách đặt khác nhau mà độ ưu tiên của nó cũng khác nhau. Mức độ ưu tiên của CSS sẽ theo thứ tự sau.
    1. Style đặt trong từng thẻ HTML riêng biệt
    2. Style đặt trong phần <_head>
    3. Style đặt trong file mở rộng .css
    4. Style mặc định của trình duyệt
    Mức độ ưu tiên sẽ giảm dần từ trên xuống dưới.
  3. CSS có tính kế thừa: giả sử rằng bạn có một thẻ <_div id="vidu"> đã được khai báo ở đầu file css với các thuộc tính như sau:
    #vidu {
      width: 200px;
      height: 300px;
    }
    
    Ở một chỗ nào đó trong file css bạn lại khai báo một lần nữa thẻ <div id="vidu"> với các thuộc tính.
    #vidu {
      width: 400px;
      background-color: #CC0000;
    }
    
    Sau đoạn khai báo này thì thẻ <div id="vidu"> sẽ có thuộc tính:
    #vidu {
      width: 400px; /* Đè lên khai báo cũ */
      height: 300px;
      background-color: #CC0000;
    }

 

* Các bạn nhớ loại dấu _ trong các thẻ nhé
Bài viết này có hữu ích với Bạn? 87 Người xem đã đánh giá bài viết này hữu ích (258 Điểm)